Du lịch Phượng Hoàng Cổ Trấn
- 4.1 Khu bảo tồn thiên nhiên quốc gia Trương Gia Giới
- Vườn quốc gia Trương Gia Giới nằm ở thành phố Trương Gia Giới, phía tây bắc tỉnh Hồ Nam, Trung Quốc với tổng diện tích là 4810 ha. Phong cảnh thiên nhiên của nơi đây nổi tiếng với những đỉnh núi, thung lũng và những khu rừng. Có hơn 3.000 đỉnh với hình dạng kỳ lạ như: hình người, hình thú, đồ dùng, đồ vật,…với hình ảnh chân thực và vô cùng ngoạn mục.
- 4.2 Lâu đài cổ Hoàng Sĩ Kiều
- 4.3 Nhà Thẩm Tòng Văn
- 4.4 Ghé thăm Dương gia từ đường
- 4.5 Đoạt Thúy Lâu
- 4.6 Bắc Môn Cổ Thành
- Tháp Bắc Môn bước xuống cầu thang sẽ đến sông Đà (Nguồn ảnh: Sưu tầm)
- 4.7 Cầu bắc qua sông Đà Giang
- Hồng Kiều, Tuyết Kiều, Phong Kiều, Vũ Kiều là 4 cây cầu nổi tiếng được thiết kế bởi bàn tay tài năng của Hoàng Vĩnh Ngọc theo kiến trúc cổ đã góp phần mang đến cho Phượng Hoàng Cổ Trấn vẻ đẹp độc đáo hơn.
- Cầu Đá Nhảy ở Phượng Hoàng cổ trấn được xây dựng từ năm 1704, năm Khang Hy thứ 43. Cây cầu từ lâu đã trở thành một mảnh ghép không thể thiếu của Phượng Hoàng cổ trấn. Cây cầu này được làm các phiến đá hình trụ tròn ghép lại, cách nhau một bước chân, có hai hàng song song nhau để người qua lại.
- Cầu đá nhảy nổi bật thường xuất hiện trong hình ảnh của du khách (Nguồn ảnh: Sưu tầm)
- 4.8 Cung Vạn Thọ
- Cung điện Trường Thọ có những hình chạm khắc tinh xảo trên các cụm tòa nhà (Nguồn ảnh: Sưu tầm)
- Bảo tàng Cổ Thành còn gọi là Bảo tàng Thành cổ hay Viện Bảo tàng Thành cổ nằm ở trung tâm của thành phố cổ. Đây là ngôi nhà cổ hàng trăm năm tuổi của gia đình Trần Bảo Châm. Trải qua bao năm tháng thăng trầm, gia đình vẫn bảo tồn được nguyên vẹn công trình xưa, từ bố cục kiến trúc cho đến những thanh xà chạm trổ và màu sơn,...
- 5. Ăn gì tại Phượng Hoàng Cổ Trấn
- 5.2 Đặc sản tại Phượng Hoàng Cổ Trấn
1. Giới thiệu Phượng Hoàng Cổ Trấn
Thành cổ Phượng Hoàng, tên cũ là Cán Thành Trấn, nằm ở phía tây nam của Châu tự trị dân tộc Thổ Gia và dân tộc Miêu Tương Tây, tỉnh Hồ Nam. Thành cổ có diện tích khoảng 10 km², là nơi cư trú của 28 dân tộc, bao gồm dân tộc Miêu, dân tộc Hán, dân tộc Thổ Gia, và là một khu vực điển hình của các dân tộc thiểu số.
Về vị trí địa lý, thành cổ Phượng Hoàng nằm ở phía nam dãy núi Vũ Lăng và phía đông cao nguyên Vân Quý. Tên gọi của thành xuất phát từ ngọn núi phía sau giống như một con phượng hoàng đang tung cánh bay. Thành cổ được xây dựng vào năm Khang Hy thứ 43 (1704) thời nhà Thanh, các cổng thành cổ phía đông và phía bắc thành hiện vẫn còn bảo tồn. Trong thành có các con đường lát đá xanh, các ngôi nhà sàn bằng gỗ dọc bờ sông và nhiều công trình cổ như cung Triều Dương, bảo tàng thành cổ, từ đường họ Dương, nhà cũ của Thẩm Tùng Văn, nhà cũ của Hùng Hy Lăng, miếu Thiên Vương, điện Đại Thành, cung Vạn Thọ, v.v. Tất cả đều mang đậm nét đặc trưng của thành cổ.
2. Vì sao nên du lịch Phượng Hoàng Cổ Trấn?
Phượng Hoàng cổ trấn (Fenghuang Ancient Town) là một trong những điểm đến du lịch nổi tiếng ở Trung Quốc, thu hút du khách bởi vẻ đẹp cổ kính, lịch sử lâu đời và cảnh quan thiên nhiên tuyệt đẹp. Tại sao bạn nên chọn Phượng Hoàng cổ trấn là điểm đến cho hành trình du lịch của mình? Với những lý do dưới đây, mình tin rằng ai cũng muốn xách ba lô lên và đi.
Kiến trúc cổ kính:
- Phượng Hoàng cổ trấn nổi tiếng cùng kiến trúc truyền thống độc đáo,với các ngôi nhà gỗ, cầu đá và các con đường lát đá. Nơi đây vẫn giữ được nhiều công trình kiến trúc từ thời Minh và Thanh, mang đến cảm giác như lạc về quá khứ.
Một con ngõ nhỏ tại cổ ttrấn (Nguồn ảnh: Sưu tầm)
Văn hóa dân tộc đa dạng:
- Phượng Hoàng cổ trấn là nơi sinh sống của nhiều dân tộc thiểu số như người Miêu, người Thổ Gia. Du khách có thể khám phá các nét văn hóa độc đáo, trang phục truyền thống, lễ hội dân gian và thưởng thức ẩm thực địa phương đặc sắc.
Trang phục dân tộc Miêu (Nguồn ảnh: Sưu tầm)
Trải nghiệm cuộc sống địa phương:
- Khi đến Phượng Hoàng cổ trấn, du khách có cơ hội trải nghiệm cuộc sống hàng ngày của người dân địa phương, tham gia vào các hoạt động truyền thống như thêu thùa, làm đồ thủ công, chèo thuyền trên sông Đà Giang.
- Tại các xưởng nhuộm vải, du khách có thể tự mình nhuộm ra những trang phục độc nhất vô nhị với tông màu chủ đạo là lam, trắng theo sự sáng tạo của bản thân và sự hướng dẫn của người dân bản địa tại xưởng.
Những chiếc khăn được nhuộm trên sự sáng tạo của du khách (Nguồn ảnh: Sưu tầm)
Lịch sử và di tích:
- Thị trấn có nhiều di tích lịch sử quan trọng như các ngôi đền, chùa, cầu và cổng thành. Đây là nơi du khách có thể tìm hiểu về lịch sử, văn hóa và những câu chuyện thú vị về vùng đất này.
Cảnh quan thiên nhiên tuyệt đẹp:
- Cổ trấn nằm bên bờ sông Đà Giang, với dòng sông uốn lượn, nước trong xanh, hai bên bờ là những ngôi nhà gỗ cổ kính tạo nên bức tranh phong cảnh tuyệt đẹp. Ngoài ra, khu vực xung quanh còn có nhiều núi non, rừng cây xanh mướt, tạo nên khung cảnh thiên nhiên hùng vĩ.
- Với cảnh quan hữu tình và kiến trúc độc đáo, Phượng Hoàng cổ trấn là điểm đến lý tưởng cho những ai yêu thích nhiếp ảnh. Bất cứ góc nào của thị trấn cũng có thể trở thành một bức ảnh đẹp.
Không khí thanh bình:
- Khác xa với sự ồn ào, náo nhiệt của các thành phố lớn, Phượng Hoàng cổ trấn mang đến một không gian yên bình, thư giãn, giúp du khách quên đi những lo toan của cuộc sống thường nhật.
Khung cảnh thanh bình tại cổ trấn (Nguồn ảnh: Sưu tầm)
3. Nên đi Phượng Hoàng Cổ Trấn tháng mấy đẹp nhất?
Phượng Hoàng Cổ Trấn nằm trên vùng núi cao của Trung Quốc, có khí hậu biến đổi theo mùa, phù hợp để thăm quan vào nhiều thời điểm trong năm. Đây là khu vực có khí hậu ôn đới với mùa đông lạnh giá và mùa hè ấm áp. Mỗi mùa tại Phượng Hoàng Cổ Trấn đều mang một nét đẹp riêng biệt:
Mùa xuân: Từ tháng 3 đến tháng 5, không khí se lạnh, mưa phùn nhẹ và không gian ngập tràn sức sống. Núi rừng, sông suối và hoa lá xanh mướt tạo nên khung cảnh tươi đẹp và yên bình, thu hút nhiều du khách trung niên.
Mùa hè: Từ tháng 6 đến tháng 8, không khí buổi sáng dịu mát, nhưng giữa trưa có thể hơi nóng. Dù nắng chói chang, cảnh quan của thị trấn cổ Phượng Hoàng vẫn rực rỡ và sống động. Đi bộ dọc sông Đà Giang để tận hưởng không khí mát lành là một trải nghiệm đáng nhớ.
Mùa thu: Từ tháng 9 đến tháng 10, thị trấn trở nên quyến rũ với lá vàng, dòng Đà Giang xanh biếc và trang phục dân tộc Miêu rực rỡ. Khí hậu trong lành, mát mẻ và chút se lạnh rất thuận lợi cho việc tham quan và ngắm cảnh.
Mùa đông: Từ tháng 11 đến tháng 2, Phượng Hoàng Cổ Trấn khoác lên mình tấm áo tuyết trắng, mang đến vẻ đẹp yên bình và trầm mặc. Đây là thời điểm tuyệt vời để thưởng thức một tách trà nóng, ngắm nhìn khung cảnh tuyết trắng và cuộc sống giản dị của người dân địa phương.
Cổ trấn phủ sắc trắng mỗi đợt tuyết đông (Nguồn ảnh: Sưu tầm)
Lưu Ý Khi Du Lịch:
Vào mùa xuân, bức tường thành cổ được bao quanh bởi biển hoa cải; mùa thu là thời điểm đẹp nhất để ngắm những cánh đồng lúa vàng bên hàng tre xanh. Mùa du lịch cao điểm tại Phượng Hoàng Cổ Trấn là từ tháng 5 đến tháng 11, nếu bạn không thích đông đúc, hãy tránh thăm vào thời gian này. Thay vào đó, chọn mùa xuân hoặc mùa thu để tận hưởng không gian yên bình và cảnh quan tuyệt đẹp của thị trấn cổ.
4. Tổng hợp địa điểm nổi tiếng tại Phượng Hoàng Cổ Trấn
4.1 Khu bảo tồn thiên nhiên quốc gia Trương Gia Giới
Vườn quốc gia Trương Gia Giới nằm ở thành phố Trương Gia Giới, phía tây bắc tỉnh Hồ Nam, Trung Quốc với tổng diện tích là 4810 ha. Phong cảnh thiên nhiên của nơi đây nổi tiếng với những đỉnh núi, thung lũng và những khu rừng. Có hơn 3.000 đỉnh với hình dạng kỳ lạ như: hình người, hình thú, đồ dùng, đồ vật,…với hình ảnh chân thực và vô cùng ngoạn mục.
Ngọn núi nổi tiếng nhất tại Trương Gia Giới (Nguồn ảnh: Sưu tầm)
4.2 Lâu đài cổ Hoàng Sĩ Kiều
Lâu đài cổ Hoàng Sĩ Kiều là một tòa nhà độc đáo được xây dựng bằng đá xanh. Lâu đài cổ này có cấu trúc bao gồm 3 bức tường và nhiều lính canh bảo vệ chính tòa nhà. Lâu đài cổ Hoàng Sĩ Kiều là địa điểm nổi tiếng được nhiều du khách đến ghé tham quan.
Kiến trúc độc đáo của Lâu đài cổ Hoàng Sĩ Kiều (Nguồn ảnh: Sưu tầm)
4.3 Nhà Thẩm Tòng Văn
Thẩm Tòng Văn là một nhà văn hiện đại rất nổi tiếng tại Trung Quốc. Ông sinh ra ở Phượng Hoàng Cổ Trấn, sau khi ông qua đời, nơi ở cũ của ông ở cổ trấn này đã trở thành di sản văn hóa và cảnh quan tuyệt đẹp của Phượng Hoàng Cổ Trấn được tỉnh Hồ Nam bảo vệ. Ngôi nhà Thẩm Tùng Vân được xây dựng cách đây hơn 100 năm vào thời nhà Thanh và nhà Minh. Ngày nay, ngôi nhà lưu giữ những bản thảo, thư pháp và chân dung của các nhà văn tài năng.
Nơi ở cũ của Thẩm Tòng Văn trưng bày chữ viết tay, bản thảo, hài cốt, chân dung của và câu chuyện cuộc đời của nhà văn (Nguồn ảnh: Sưu tầm)
4.4 Ghé thăm Dương gia từ đường
Họ Dương là một gia tộc danh giá thời nhà Tống. Gia đình họ Dương đóng một vai trò quan trọng trong việc chống lại quân xâm lược. Ngày nay, trên con đường của gia đình còn lưu giữ nhiều bức tranh, báu vật và các di tích văn hóa khác được triều đình nhà Tống trao cho Dương Gia. Những con đường được xây dựng theo lối kiến trúc cổ kính, những khung cửa nghệ thuật tinh xảo, những tác phẩm điêu khắc tinh tế đã thể hiện sự cao quý, uy nghiêm của một dòng dõi vĩ đại, đây chính là vẻ đẹp của Phượng Hoàng Cổ Trấn với giá trị tinh thần cho người dân ở cổ trấn.
Nhà thờ tổ tiên họ Dương được sử dụng để thờ cúng tổ tiên và tổ chức các hoạt động văn hóa truyền thống (Nguồn ảnh: Sưu tầm)
4.5 Đoạt Thúy Lâu
Ở Phượng Hoàng Cổ Trấn, các nhóm nhà sàn nằm bên sông Đà Giang và có lịch sử 100 năm là một trong những khung cảnh ấn tượng và ngoạn mục nhất. Khu vực nhà sàn tập trung, gọn gàng và đẹp nhất nằm ở hai bên cầu Hồng Kiều. Nổi bật trong số đó có Đoạt Thúy Lâu (夺翠楼).
Những ngôi nhà sàn độc đáo bên sông của Đoạt Thúy Lâu (Nguồn ảnh: Sưu tầm)
4.6 Bắc Môn Cổ Thành
Bắc Môn Cổ Thành có tên gọi khác là Tháp phía Bắc vì tòa tháp được xây dựng ở phía Bắc Phượng Hoàng Cổ Trấn. Tòa tháp cổ này được xây dựng vào thời nhà Minh. Bắc Môn Cổ Thành là di sản văn hóa được Trung Quốc công nhận và là thắng cảnh đẹp thu hút khách du lịch Phượng Hoàng Cổ Trấn. Sau bao thăng trầm của lịch sử, tòa tháp cổ gắn liền với Phượng Hoàng Cổ Trấn và đời sống văn hóa tinh thần của người dân trong trấn cổ.
Tháp Bắc Môn bước xuống cầu thang sẽ đến sông Đà (Nguồn ảnh: Sưu tầm)
4.7 Cầu bắc qua sông Đà Giang
Nhắc đến Phượng Hoàng Cổ Trấn, mọi người sẽ nhớ ngay đến những dãy nhà cũ nằm bên bờ sông Đà Giang. Đó là một dòng sông đẹp, dịu dàng, uốn lượn quanh thị trấn. Trên dòng sông thơ mộng, người dân thị trấn cổ đã xây dựng nhiều cây cầu bắc qua sông để thuận tiện cho việc đi lại. Cho đến ngày nay, khi đến thăm Phượng Hoàng Cổ Trấn, mỗi cây cầu đều mang một vẻ đẹp độc đáo của Phượng hoàng vàng, gợi nhớ về những kỷ niệm lịch sử dân tộc.
Lầu Phong Thúy Hồng Kiều tọa lạc tại huyện Phượng Hoàng, châu tự trị dân tộc Tương Tây, tỉnh Hồ Nam, Trung Quốc. Lầu Phong Thủy Hồng Kiều là một điểm nhấn đặc biệt giữa trung tâm thành phố cổ yên tĩnh và thanh bình. Nơi đây là một bằng chứng đặc biệt và không thể thiếu đối với cuộc sống hàng ngày của những người sống ở đây.
Du khách có thể đi thuyền xuôi dòng, hoặc tham quan phố cổ bên sông. Tuy nhiên, khoảng thời gian về đêm là đẹp nhất để ngắm Lầu Phong Thúy Hồng Kiều. Khi màn đêm buông xuống, toàn bộ Thành cổ Phượng Hoàng được thắp sáng rực rỡ, và những chiếc đèn lồng treo trên cầu được thắp sáng chiếu bóng xuống dòng sông Đà Giang, tạo nên một phong cách cổ kính tuyệt đẹp. Du khách có thể đứng trên lầu để ngắm Phượng Hoàng cổ trấn trong đêm, ngắm nhìn dòng sông Đà Giang thơ mộng và tráng lệ. Khoảnh khắc thú vị khi chèo thuyền trên sông và ngắm nhìn phong cảnh hai bên hồ luôn có thể thư giãn tâm trí. Mọi thứ kết hợp với nhau để tạo nên một bức tranh thủy mặc tao nhã, tinh tế và lãng mạn.
Khung cảnh lầu Phong Thúy Hồng Kiều về đêm (Nguồn ảnh: Sưu tầm)
Hồng Kiều, Tuyết Kiều, Phong Kiều, Vũ Kiều là 4 cây cầu nổi tiếng được thiết kế bởi bàn tay tài năng của Hoàng Vĩnh Ngọc theo kiến trúc cổ đã góp phần mang đến cho Phượng Hoàng Cổ Trấn vẻ đẹp độc đáo hơn.
Cầu Đá Nhảy ở Phượng Hoàng cổ trấn được xây dựng từ năm 1704, năm Khang Hy thứ 43. Cây cầu từ lâu đã trở thành một mảnh ghép không thể thiếu của Phượng Hoàng cổ trấn. Cây cầu này được làm các phiến đá hình trụ tròn ghép lại, cách nhau một bước chân, có hai hàng song song nhau để người qua lại.
Cầu đá nhảy nổi bật thường xuất hiện trong hình ảnh của du khách (Nguồn ảnh: Sưu tầm)
4.8 Cung Vạn Thọ
Cung Vạn Thọ, còn được gọi là Hội quán Giang Tây, nằm trong Khu thắng cảnh Sa Loan của Phố cổ Phượng Hoàng. Cụ thể, cung điện nằm ở hạ lưu sông Đà Giang, đối diện với Đông Môn cổ thành.
Tại Phượng Hoàng cổ trấn có một cây cầu tên là Nam Hoa, đây là cây cầu chính dành cho du khách Trung Quốc đến đây tham quan cổ trấn. Từ cổng cầu Nam Hoa đi đến giữa cầu, nhìn sang bên phải sẽ thấy Phượng Hoàng cổ trấn hai bên bờ sông. Có một cây Cầu Tuyết ở giữa dòng, và bạn có thể nhìn thấy cầu Đá Nhảy, cầu Gỗ, cầu Hồng, tháp Vạn Danh ở phía hạ lưu. Cung Vạn Thọ nằm bên bờ sông Đà Giang, bên cạnh tòa tháp chính.
Cung điện Trường Thọ có những hình chạm khắc tinh xảo trên các cụm tòa nhà (Nguồn ảnh: Sưu tầm)
4.9 Bảo tàng Cổ Thành
Bảo tàng Cổ Thành còn gọi là Bảo tàng Thành cổ hay Viện Bảo tàng Thành cổ nằm ở trung tâm của thành phố cổ. Đây là ngôi nhà cổ hàng trăm năm tuổi của gia đình Trần Bảo Châm. Trải qua bao năm tháng thăng trầm, gia đình vẫn bảo tồn được nguyên vẹn công trình xưa, từ bố cục kiến trúc cho đến những thanh xà chạm trổ và màu sơn,...
Người ta thường nói rằng đến thăm Bảo tàng Cổ Thành giống như một chuyến du hành ngược thời gian. Tại đây sẽ mở ra cho bạn một cánh cửa, cho phép bạn quay trở lại Phượng Hoàng cổ trấn. Bảo tàng thành cổ được chia thành 2 phần để tham quan, tầng một chủ yếu là các di tích lịch sử của gia tộc họ Trần, tầng hai là triển lãm văn hóa dân gian của thành phố cổ và Triển lãm bảo tàng nghệ thuật Lôi Vũ Điền. Tại đây, du khách có thể khám phá những nét văn hóa của người Miêu trong cuộc sống hàng ngày và tìm hiểu về phong tục tập quán của họ.
Một góc sân tại Bảo tàng Cổ Thành (Nguồn ảnh: Sưu tầm)
5. Ăn gì tại Phượng Hoàng Cổ Trấn
5.1 Địa điểm ăn uống gợi ý
Phố đi bộ Vĩnh Phong Kiều (永丰桥步行街)
- Đặc điểm: Có nhiều quầy hàng đêm với nhiều món xào, giá khoảng 100 tệ cho một nhóm vài người, hương vị rất ngon.
Phố nướng phía Nam Hồng Kiều
- Đặc điểm: Nằm cách Hồng Kiều khoảng 5 phút đi bộ về phía Nam, nơi đây buổi tối trở thành phố nướng với đủ loại món nướng, cháo, hoành thánh, há cảo, lẩu.
Quán lẩu tự chọn gần cổng Nam Hoa
- Địa chỉ: Khoảng 300 mét về phía Nam từ cổng Nam Hoa, bên trái đường.
- Giá: 15 tệ mỗi người, thêm 10 tệ cho mỗi bàn tiền gia vị, tối thiểu mỗi bàn là 30 tệ.
Quầy bán thạch lạnh “Lương Phấn Đại Vương” (凉粉大王)
- Địa chỉ: Bên ngoài cổng Tây.
- Giá: 2 tệ một bát lớn (ở nơi khác thường bán 3 tệ một bát nhỏ).
Tiệm đại Sứ Quán (大使饭店)
- Đặc điểm: Rất nổi tiếng tại Phượng Hoàng, bà chủ nhiệt tình, món ăn phong phú và đậm đà hương vị địa phương.
- Món gợi ý: Dưa cải chua, thịt xông khói, nấm thông xào, vịt kho.
Nhà hàng trên thuyền tại cửa Đông (船上饭馆)
- Đặc điểm: Có ba quán nhỏ, một mặt nằm gần đường phố, một mặt gần sông, có vài chiếc thuyền lớn để du khách dùng bữa. Giá cả phải chăng, hương vị thơm ngon.
Nhà hàng Tương Ngọc (湘玉饭店)
- Đặc điểm: Phong cách và môi trường đẹp, có thể thưởng thức món ăn chính gốc Tương Tây với giá rẻ.
Quán ăn Tuấn Tử (俊子餐馆)
- Đặc điểm: Nơi người dân địa phương thường ăn, món ăn giá rẻ mà ngon.
- Món gợi ý: Thịt xào nấm trà, mộc nhĩ, thịt xông khói Tương Tây.
Hai phố nướng tại Phượng Hoàng
- Phố nướng Hồng Kiều đến Phố Vũ Trang: Chủ yếu phục vụ khách du lịch.
- Phố nướng Tân Mã Lộ: Quy mô lớn gấp đôi phố Hồng Kiều, chủ yếu phục vụ người dân địa phương.
5.2 Đặc sản tại Phượng Hoàng Cổ Trấn
- Bánh Dương Xỉ
Khi đến Phượng Hoàng Cổ Trấn, đừng bỏ qua việc thưởng thức bánh dương xỉ - một món ăn vặt truyền thống đặc trưng của người dân tộc Miêu với hương vị độc đáo được làm từ bột rễ cây dương xỉ dại.
- Bún Phượng Hoàng
Bún Phượng có hai loại, bún tròn hơi dai và bún dẹt, ngoài loại bún bò cổ điển nhất còn có bún nội tạng bò, bún canh và bún ngỗng. Bạn có thể thêm củ cải chua, đậu chua hoặc ớt băm nhỏ để nếm thử trước khi ăn. Nên thêm chút ớt chua địa phương để ngon hơn. Thông thường 10-20 nhân dân tệ/bát.
- Kẹo Gừng Phượng Hoàng
Kẹo gừng là đặc sản của Phoenix. Nó được tinh chế bằng tay theo công thức đặc biệt của địa phương. Nó có chức năng ngăn ngừa và điều trị cảm lạnh, tiêu hóa thức ăn, giảm ho và đờm, tạo cảm giác ngon miệng và thúc đẩy sản xuất chất lỏng, v.v. Bạn cũng có thể tìm thấy nó ở khắp mọi nơi trên đường phố trong thành phố cổ. Kẹo gừng mới nướng có vị cay nồng và ngọt ngào nhất trong miệng. Chúng được đóng gói trong các túi nhỏ và lớn với giá 20-50 nhân dân tệ/túi.
- Thạch lạnh
Khi đến Phượng Hoàng vào mùa hè, tốt nhất bạn nên thưởng thức một bát thạch nhỏ vừa ngon vừa giải nhiệt, lại giàu chất dinh dưỡng. Bạn có thể thêm nước đường nâu, hạt vừng hoặc giấm tùy theo sở thích cá nhân. Món này có thể tìm thấy ở khắp mọi nơi trong thành phố cổ và có giá 2-5 nhân dân tệ/bát.
- Đậu Phụ
Đậu phụ làm từ sữa gạo không chỉ là món ăn vặt đường phố ở Fenghuang mà còn là món ăn nổi tiếng trên bàn ăn, được ăn kèm với ớt và củ cải muối, thường có giá 5 tệ/bát. Đậu phụ được sản xuất ở thị trấn Phù Dung gần Phượng Hoàng là loại nổi tiếng nhất.
- Đậu phụ thối
Đậu hũ thối Tương Tây đầu tiên được chiên ngập dầu, sau đó rưới nước sốt nóng và tỏi băm nên có mùi vị rất thơm. Nếu muốn vị đậm đà hơn, bạn cũng có thể thêm chút mù tạt ngâm hoặc củ cải muối rồi ăn. Chúng được bán ở các con phố, ngõ hẻm ở Phượng Hoàng, thường có giá 5-10 tệ/phần
- Tiết Vịt
Tiết vịt xào cùng cơm nếp là một trong những món ăn địa phương đặc biệt nhất ở Phương Hoàng và thậm chí cả miền Tây Hồ Nam.
- Canh chua cá
Còn gọi là “cá dưa cải”, canh chua được nấu bằng nước suối và gạo nếp thơm. Thịt cá thường là cá trê, mềm và ít xương. Canh có phần lớn và phần nhỏ, dao động từ khoảng 40-60 nhân dân tệ.
- Thịt xông khói Tương Tây
Từng miếng thịt tuy trông như một hòn đá nhưng khi ăn bạn sẽ cảm nhận được vị ngon đậm đà và êm dịu. Các nhà hàng ở thành cổ thường trộn thịt xông khói với gia vị rồi xào, tuy có nhiều dầu nhưng không béo. Đặc biệt ngon khi dùng cùng cơm và có giá khoảng 40-70 nhân dân tệ/phần.
Diệu kỳ giữa sa mạc - Du Lịch Dubai 2023
Dubai cũng là nơi tận hưởng cuộc sống về đêm sôi động với ánh đèn lung linh và các hoạt động giải trí độc đáo. Từ lễ hội mua sắm đến cuộc sống văn hóa đa dạng, Dubai tự hào là một điểm đến không thể bỏ lỡ cho những ai muốn trải nghiệm sự hoàn toàn khác biệt.
Update du lịch Hàn Quốc 2023 trọn vẹn!
Với thành phố hiện đại và thiên nhiên tươi đẹp, Hàn Quốc đem đến cho du khách những trải nghiệm đa dạng từ lăng kính khám phá lịch sử, văn hóa đến việc thả mình trong không gian giải trí sôi động.
Tất tần tật cẩm nang kinh nghiệm du lịch Đà Nẵng
Đà Nẵng luôn là cái tên hot trên bản đồ du lịch Việt Nam. Nơi đây sở hữu phong cảnh tuyệt vời, những bãi biển đẹp rực rỡ, nhiều đồ ăn ngon và địa điểm check-in đẹp.
Review Côn Đảo - "Full" kinh nghiệm du lịch
Côn Đảo, một thiên đường hoang sơ nằm ở biển Đông, tỏa sáng với vẻ đẹp hoang dã và bờ biển tuyệt đẹp. Với những bãi cát trắng mịn, nước biển trong xanh và cảnh quan thiên nhiên nguyên sơ, Côn Đảo là điểm đến lý tưởng cho những ai tìm kiếm sự yên bình và kết nối với thiên nhiên.
Tổng hợp kinh nghiệm vi vu Phú Quốc
Vùng biển Phú Quốc có 22 hòn đảo lớn, nhỏ, tổng diện tích khoảng 589,23 km2. Trong đó, đảo Phú Quốc lớn nhất được chia thành bắc đảo và nam đảo. Thị trấn Dương Đông nằm ở trung tâm.
Bỏ túi kinh nghiệm du lịch Sapa năm 2023
Nằm dưới chân dãy Hoàng Liên Sơn hùng vĩ và chỉ cách Hà Nội 5 - 6 giờ di chuyển bằng đường cao tốc, Sa Pa là điểm đến lý tưởng quanh năm.